Ngày đăng: 28/03/2016  
 CÁCH XỬ LÝ PHÈN BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG AO

 

1.     Nguồn gốc

-          Do các chất hữu cơ tích tụ và phân hủy trong điều kiện yếm khí bởi chủng vi khuẩn khử sunfua, theo các chuỗi phản ứng sau:

CH2O (hữu cơ) + SO42-            H2S + 2HCO3-

Fe(OH)2 + H2S                          FeS + H2O

FeS + S                                      FeS2 (pyrit)

-          Đất nhiễm phèn thường nền đất có màu xám đen, có nhiều hợp chất H2S, oxit Fe, Al, các hợp chất hữu cơ

2.     Phèn ảnh hưởng đến tôm

-          Tỷ lệ sống thấp trong trong 30 ngày đầu thả giống do phèn bám vào mang, tôm không vận chuyển oxy.

-          Tôm bị mềm vỏ kéo dài.

-          Tôm lột xác không hoàn toàn.

-          Tôm chậm lớn, màu sắc kém.

-          Khó gây màu nước.

3.     Biện pháp xử lý phèn bằng  men vi sinh chuyên xử lý phèn

v  Trong cải tạo ao:

-          Chỉ cải tạo khô với sản phẩm BAC - P: sau khi phơi 2 – 3 ngày, tiến hành cho nước vào ao khoảng 20 – 30 cm và sử dụng BAC - P với liều 250 g/ 1500 m2 bề mặt nước, ngâm 2 – 3 ngày rồi xả bỏ.

-          Cấp nước vào ao nuôi đạt 1,2 m trở lên (ao nuôi tôm sú), 1,4 m trở lên (đối với ao nuôi tôm thẻ) hoàn chỉnh, tiến hành diệt tạp và sát trùng nguồn nước.

-          Tiến hành khử phèn và gây màu nước.

v  Trong quá trình nuôi: Nếu ao bị nhiễm phèn: dùng 250 g/ 1500 -3000 m3 nước, 7 – 10 ngày/ lần.

-          Pha với lượng nước vừa đủ, tạt đều khắp ao, mở máy quạt nước.

-          Sử dụng 8 – 9 giờ sáng.

CHÚ Ý:

-          Tùy theo mức độ nhiễm phèn trong ao mà có thể điều chỉnh liều cho phù hợp.

-          Không dùng chung với hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh trong vòng 48 giờ.

-          Không nên sử dụng phân lần để xử lý phèn vì nếu dùng thì trong quá trình nuôi tảo lam, tảo lục, tảo mắt phát triển nhiều và gây hại đến tôm.
 

TL do phòng kỹ thuật VAGEN biên soạn




Những bài liên quan
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3 TRONG AO

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3 TRONG AO

Cách xử lý khí độc NO2

 Cách xử lý khí độc NO2

CÁCH XỬ LÝ CÁC BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ

Bệnh Rận, đĩa cáNuôi ao: Tạt IVATI 1 lít/3000 m3 nước, dùng 1 lần duy nhất ( trước khi tạt IVATI nên tạt trước VIVAR), sau 5 giờ thay 40% và cấp nước mới vào.Nuôi bè: Tạt IVATI 1 ml/2 m3 nước, sau 1 giờ 30 phút xả bạt. Hoặc tắm liều 1ml/200 lít nước trong thời gian 3 -5 phút

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ BỆNH VÀNG MANG TRÊN TÔM

Do virus gây bệnh đầu vàng (Yello head Disease – YHD): Gây ra thiệt hại 100% trong vòng 3-5 ngày, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 50-70 ngày tuổi, đặc biệt là ở các ao nuôi thâm canh.Do ao bị xì phèn làm pH xuống thấp

CÁCH DIỆT HẾN, CHEM CHÉP, DÒM, ỐC GẠO TRONG AO NUÔI

Cách diệt hến, chem chép, dòm, ốc gạo







Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Quốc tế VAGEN

64 Đường số 9, P. Linh Trung , TP. Thủ Đức, TP.HCM

https://vagen.com.vn

Copyright © 2014-2024 Vagen Co., Ltd. MST: 0310585038

Developed by: KhaLa

Chúng tôi trên các kênh